Bệnh giang mai là gì ? Tổng hợp triệu chứng , dấu hiệu , biểu hiện

Bệnh giang mai là gì? Biểu hiện triệu chứng tác hại mà loại bệnh nguy hiểm này đem lại. Cách chữa trị an toàn và hiệu quả nhất bệnh giang mai như thế nào sẽ được bác sĩ bệnh xã hội đề cập tới ở bài viết này.

Bệnh giang mai là gì ?

Giang mai là một trong những loại bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay. Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Giang mai hay được biết đến với cái tên là “syphilis”. Là một loại bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục do quan hệ bừa bãi, không “an toàn”

benh giang mai la gi

Xoắn khuẩn Treponema pallidum

Ngoài ra bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Những biểu hiện xuất hiện đầu tiên của bệnh giang mai thường là các vết loét nhỏ, không gây cảm giác đau đớn. Xuất hiện trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng

Xem thêm

Bệnh giang mai ở nam giới – Dấu hiệu , nguyên nhân và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh giang mai

Sau khoảng 3-90 ngày khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Người bệnh sẽ xuất hiện những thương tổn về da ở phần các điểm trực tiếp tiếp xúc với nguồn bệnh. Những triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh giang mai khi ở giai đoạn đầu là xuất hiện là:

  • Các nốt săng giang mai (các vết loét) có màu đỏ, không đau, không ngứa, không có mủ. Không có bờ, đáy trơn bóng, hình tròn hoặc hình bầu dục có chiều dài từ 0,5 – 2cm.
  • Đáy vết loét thâm nhiễm cứng, thường nổi hạch ở vùng bẹn cứng nhưng không gây đau
dấu hiệu bệnh giang mai

Dấu hiệu bệnh giang mai

Các triệu chứng trên có thể tự biến mất sau 3 -6 tuần nên bị nhiều người lầm tưởng rằng đã khỏi bệnh. Nhưng thực sự vi khuẩn giang mai đã đi vào máu và tiếp tục phát triển với biểu hiện khác. Biểu hiện của bệnh giang mai được thể hiện qua 4 giai đoạn phát triển chính của bệnh:

  • xuất hiện săng giang mai
  • xuất hiện hạch bạch huyết
  • giai đoạn tiềm ẩn
  • giai đoạn cuối.

Số người mắc bệnh giang mai ngày càng tăng qua các năm. Và ngày càng nhiều người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của căn bệnh này như: vô sinh, đột quỵ, thần kinh, viêm màng não…

Đặc biệt do bệnh giang mai có khả năng lây truyền cũng như thời gian phát bệnh rất nhanh. Chính vì vậy bệnh giang mai giai đoạn đầu rất cần được phát hiện sớm để có phương án chữa trị triệt để sớm nhất.

Nguyên nhân bệnh giang mai

Nguyên nhân bệnh giang mai ở hầu hết các bệnh nhân là

  • Do cơ thể bị xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum (một loại vi khuẩn Gram âm dạng xoắn ốc) xâm nhập chủ yếu qua đường tình dục hay qua đường di truyền từ mẹ sang con. Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) có cấu trinh dạng xoắn. Giúp cho chúng dễ dàng di chuyển theo hình xoắn ốc qua màng nhầy hoặc các vết trầy xước rất nhỏ trên da. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, xoắn khuẩn đi vào mạch máu và lan truyền ra khắp cơ thể bệnh nhân.

nguyên nhân bệnh giang mai

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Trong quá trình giao hợp xoắn khuẩn giang mai trên cơ thể người bệnh sẽ di chuyển và xâm nhập vào các tế bào biểu mô của cơ quan sinh dục, miệng, hậu môn,…
  • Khả năng phát triển của xoắn khuẩn: Từ các mô lây nhiễm ban đầu này, Treponema pallidum sẽ đi vào máu và lây nhiễm vào bất kỳ cơ quan hoặc mô khác trong nào cơ thể. Sự hiện diện của Treponema pallidum trong các hạch bạch huyết,dich não tủy, não và thủy dịch chỉ sau khoảng 18 giờ bị nhiễm

Xem thêm

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác ? Chi phí có cao không ?

Triệu chứng bệnh giang mai

Các triêu chứng đặc biệt và dễ nhận biết đã nhiễm bệnh nhất:

  • Xuất hiện các vết săng giang mai, loét hình tròn, bầu dục có chiều dài từ 0.5 đến 2cm. Không gây ngứa, gây đau
  • Xuất hiện các nốt đào ban, sẩn, mụn mủ, nốt phỏng nước,…
  • Sau khi xuất hiện các vết nốt mẩn. Chúng sẽ tự biến mất dù không được chữa trị. Tuy nhiên mầm bệnh vẫn còn ở trong người và lại làm tiếp tục xuất hiện các triệu chứng trên da và lây lan nhanh hơn.
  • Có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, sụt cân nhanh sau khi các triệu chứng trên da biến mất

Biểu hiện bệnh giang mai

Giai đoạn xuất hiện săng giang mai:

Các vết tổn thương da, các vết loét hình tròn, hình bầu dục xuất hiện ở miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn và ở nơi trực tiếp tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên các vết săng giang mai không gây ngứa, không có mủ, không đau nông và có nền cứng. Dù không được điều trị nhưng bệnh có thể tự biến mất sau 5-9 tuần. Khiến người bệnh lầm tưởng đã khỏi bệnh. Tuy nhiên lúc này là lúc vi khuẩn đi vào máu.

bieu hien giai doan sang giang mai

Biểu hiện săng giang mai

Ở giai đoạn này vi khuẩn hầu như không gây ra nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên lại gây ra nguy hiểm rất lớn cho xã hội vì tốc độ lây lan cao

Giai đoạn xuất hiện hạch bạch huyết:

Là giai đoạn xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào máu. Gây nhiễm trùng máu, gây ra tổn thương và triệu chứng xuất hiện khắp toàn thân bệnh nhân.

Thời gian xuất hiện bệnh: khoảng 4-9 tuần từ sau giai đoạn xuất hiện săng giang mai.

giai đoạn xuất hiện hạch bạch huyết

Giai đoạn xuất hiện hạch bạch huyết

Các trường hợp bệnh thường gặp: Đào ban, nốt phỏng nước, sẩn vẩy, mụn mủ. Chúng thường có đặc điểm không gây ngứa, gây đau. Nhưng có thể gây ra một số triệu chứng như: sốt cao, sụt cân nhanh, nổi hạch, đau đầu,…

  • Đào ban: có màu hồng đào, ấn mạnh thì biến mất, thường xuất hiện ở vùng tay chân, bả vai, mạng sườn.
  • Nốt phỏng nước: Thường xuất hiện ở quang mép mũi, hậu môn, bộ phận sinh dục sần sùi hoặc nứt rõ. Là nơi chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai nhất, dễ lây lan nhất
  • Sẩn: Các nốt sẩn màu đỏ nổi trên bề mặt da, có vẩy, mủ và có khả năng bị loét.

Ở giai đoạn này, nếu không được điều trị các tổn thương trên da cũng có thể tự mất đi. Nhưng xoắn giang mai vẫn sống và tiếp tục lan ra các bộ phận khác trên cơ thể

Giai đoạn tiềm ẩn:

Ở giai đoạn này xoắn khuẩn giang mai ẩn trong cơ thể. Khi các triệu chứng của giai đoạn xuất hiện săng giang mai và giai đoạn xuất hiện hạch bạch huyết biến mất. Giai đoạn tiềm ẩn được chia làm 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn tiềm ẩn sớm: Thường xảy ra sau 8-10 tháng khi hết giai đoạn xuất hiện hạch bạch huyết. Khoảng 25% bệnh nhân tái phát lại các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu không điều trị các triệu chứng cũng sẽ biến mất và bước sang giai đoạn tiềm ẩn muộn
  • Giai đoạn tiềm ẩn muộn: là giai đoạn xoắn khuẩn tồn tại trong cơ thể phá hủy nội tạng. Mà không gây ra bất kì triệu chứng gì nữa ( sang giai đoạn tiềm ẩn muộn, giang mai không còn lây lan)

Giai đoạn cuối:

Xảy ra từ 8 đến 10 năm sau khi bị nhiễm bệnh. Các khuẩn răng mai phá hủy nội tạng và nên các bệnh như: mất trí nhớ, mù mắt, khó phối hợp các cơ,… và thậm chí có thể gây tử vong.

Tác hại của bệnh giang mai

Ở giai đoạn xuất hiện săng giang mai: Đôi khi xuất hiện những tổn thương  tại điểm bị loét nhưng không đáng kể. Ít gây nguy hại cho bản thân bệnh nhân nhưng lại rất nguy hiểm cho xã hội vì nguy cơ lây lan bệnh là rất cao.

Giai đoạn xuất hiện hạch bạch huyết: Vi khuẩn có khả năng gây đau họng, sụt cân, mệt mỏi, sốt ,… Thậm chí có tình trạng bệnh nhân bị viêm gan, viêm thận, ảnh hưởng tới xương khớp, tổn thương giác mạc, thị giác.

Giai đoạn tiềm ẩn: Gây tổn thương,làm suy giảm chức năng. Và phá hủy chức năng của các cơ quan trọng trong cơ thể.

tac hai benh giang mai

Bệnh gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Giai đoạn cuối: Giang mai thần kinh gây rối loạn thần kinh, không làm chủ được ý thức, thị giác giảm sút. Khuẩn giang mai tim mạch làm cho các động mạch giãn nở, phồng to, vỡ động mạch (mức độ nguy hiểm nhất). Củ giang mai là những cục cứng ảnh hưởng đến da, gan, xương… chèn ép các cơ quan trong cơ thể.

Giang mai bẩm sinh: là bệnh giang mai được lây truyền từ mẹ sang con. Khi người mẹ trước và đang mang thai bị mắc bệnh giang mai. Bệnh có thể dẫn đến sinh non, xảy dạ hay thai chết lưu sinh. Trẻ sinh ra với bệnh giang mai bẩm sinh có thể bị sẹo lồi, dị hình như trán to, trán dô, mũi tẹt tạo thành yên ngựa, bị hội chứng Hutchinson (răng Hutchinson, điếc nhất thời, mắt lác…), thiếu máu, da vàng, phát ban, xương chày cong lưỡi liềm và làm cho cơ hội sống của trẻ mắc bệnh thấp hơn so với những đứa trẻ khác.

Cách chữa bệnh giang mai

Giang mai sẽ là một bệnh có thể chữa khỏi dứt điểm. Cũng như không để lại biến chứng nếu như được phát hiện từ sớm từ giai đoạn “xuất hiện săng giang” mai và giai đoạn “xuất hiện hạch bạch huyết”. Tuy nhiên khi ở giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Và không thể hồi phục lại những tổn thương mà giang mai đã gây ra ở giai đoạn trước.

  • Điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn “xuất hiện săng giang mai” và giai đoạn “xuất hiện hạch bạch huyết”. Tiêm bắp bằng 1 liều duy nhất penicillin là sự lựa chọn tốt nhất để bệnh giang mai không gây nên biến chứng. Tuy nhiên có thể sử dụng Doxycycline hoặc tetracycline để thay thế nhưng tuyệt đối không được sử dụng thuốc này với phụ nữ đang mang thai
cach chua benh giang mai

Địa chỉ chữa bệnh tốt nhất hiện nay

  • Điều trị giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Do penicillin G ít có khả năng xâm nhập vào vào hệ thần kinh. Vậy nên ở giai đoạn này bệnh nhân nên được tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch trong ít nhất 10 ngày. Tuy nhiên có thể sử dụng cetriaxone thay thế cho penicillin G trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với penicillin G. Ở giai đoạn này thuốc chỉ có thể ngăn ngừa sự phát triển, lây lan của xoắn khuẩn giang mai. Mà không thể hồi phục những thương tổn mà bệnh giăng mai gây ra.

Những điểm cần đặc biệt lưu ý khi chữa trị bệnh giang mai

  • Đối với phụ nữ mang thai. Cần được bác sự tư vấn và có lộ trình điều trị riêng. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
  • Sau khi tiêm bệnh nhân có khả năng phản ứng phụ của quá trình điều tri giang mai: Jarisch-Herxheimer. Phản ứng phụ thường phản ứng sau 1 giờ sau khi tiêm thuốc. Và kéo dài trong vong 1 ngày với các triệu chứng chủ yếu như: nhịp tim nhanh, đau cơ, nhức đầu, sốt,…


Xem thêm bài viết tại Hoanluu Blog Hoanluu.com
  • Tag: 
DMCA.com Protection Status Nguồn tham khảo kiến thức sức khỏe , y tế : 2bacsi phòng khám nha khoa singae