Nội dung bài viết sau đây xin giải đáp vấn đề: chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam tại nhà; đơn giản; hiệu quả. Các bạn hãy tìm hiểu để có thêm những kiến thức bổ ích cho mình trong lĩnh vực này nhé!
7 BÀI THUỐC NAM CHỮA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ
Viêm đường tiết niệu là bệnh lí khá nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của người bênh. Viêm đường tiết niệu còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại không lường. Thậm chí có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn.
Vì thế, khi biết mình bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh thường áp dụng mọi phương pháp để điều trị bệnh. Hiện nay, với bệnh viêm đường tiết niệu ngoài việc chữa trị bằng các loại thuốc kháng sinh đặc trị. Người bệnh còn sử dụng thêm các loại thuốc đông y và nam y.
Vậy thuốc nam y chữa bệnh viêm đường tiết niệu có hiệu quả không. Vì sao người bệnh lại lựa chọn thuốc nam y để chữa bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Thuốc nam y chữa viêm đường tiết niệu có hiệu quả không ?
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam có hiệu quả không?. Là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc nam là một trong những vị thuốc có thể dùng để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, thuốc có an toàn và phát huy tốt hiệu quả hay không cần phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, thuốc nam chỉ mang lại kết quả tốt khi “thuốc đúng người đúng bệnh”. Cho nên, không phải ai bị viêm đường tiết niệu cũng phù hợp với việc sử dụng thuốc nam.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết thêm. Việc người bệnh tự ý chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam hay các bài thuốc dân gian khác khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ là việc làm phản khoa học. Do đó, các bạn không nên tự điều trị bệnh khi chưa có sự thăm khám và chỉ định bác sĩ chuyên khoa.
Vì sao người bệnh lại chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam
Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn thuốc nam để chữa bệnh viêm đường tiết niệu. Lí do là:
- Thuốc nam là những thảo dược thiên nhiên vì thế mức độ an toàn cao, ít tốn kém.
- Trong thuốc nam có chứa rất nhiều thành phần có ích. Ngoài công dụng là tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Các thành phần trong thuốc nam còn giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng. Điều này giúp người bệnh có thể ngăn chặn được các tác dụng phụ do thuốc tây gây ra. Đồng thời đẩy lùi khả năng tái phát của bệnh xuống mức thấp nhất.
Với những lợi ích do thuốc nam mang lại, điều này đã lí giải vì sao mà hiện nay càng có nhiều người lựa chọn thuốc nam để điều trị viêm đường tiết niệu.
Tuy nhiên, các bạn cần phải lưu ý, thuốc nam chỉ mang lại hiệu quả khi và chỉ khi:
- Thuốc phải phù hợp với cơ địa người bệnh
- Người bệnh cần phải kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian dài.
- Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần phải tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Khi sử dụng thuốc nam để chữa bệnh viêm đường tiết niệu. Người bệnh hạn chế ăn đồ ăn có vị cay tính nóng; đồ uống có chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,….
- Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lí và khoa học
Để giúp các bạn biết đâu là vị thuốc nam có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Nội dung tiếp theo chúng tôi xin gửi đến các bạn 7 vị thuốc nam chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng tại nhà. Cùng theo dõi và tìm hiểu nhé!
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam – Cây bòng bong
Cây bòng bong trong đông y gọi là vị thuốc Hải kim sa, nó còn có tên gọi khác là cây thòng bong; dương vong; thạch vĩ dây.
Cây bòng bong có vị ngọt, tính mát. Có công dụng là điều trị: viêm thận, phù thũng; sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang; bệnh tiểu ra dưỡng chấp; chứng bí tiểu, tiểu gắt; viêm bàng quang, viêm tiết niệu….
Vì thế từ xa xưa, y học cổ truyền sử dụng thòng bong là một vị thuốc chuyên điều trị các bệnh về đường tiết niệu.
Cách dùng: Các bạn cần chuẩn bị 25g bòng bong; 15g cỏ rễ tranh; mã đề 25g; kim tiền thảo 15g. Đem sắc với 2 lít nước uống hàng ngày.
Lưu ý: Thông tin bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý áp dụng để chữa bệnh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm : 7 Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới bạn cần biết
Thuốc nam trị viêm đường tiết niệu – Cây mã đề
Cây mã đề hay còn gọi là mã tiền á, xa tiền, cây có tên khoa học là Plantago major L. Đây là một loại cây cỏ mọc hoang và sống lâu năm.
Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu…
Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam…
Cách dùng: Chuẩn bị 20g mã đề; 15g bồ công anh; 15g chi tử (dành dành); 20g kim tiền thảo; 20g nhọ nồi; 15g ích mẫu; 30g rễ cỏ tranh; 6g cam thảo. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, các bạn nên uống 10 ngày liên tục mới thấy tác dụng.
Lưu ý khi sử dụng mã đề:
- Lá: Phụ nữ mang thai dùng cần phải thận trọng. Người già đái đem nhiều, thận kém không nên dùng.
- Hạt: Không phải thấp nhiệt nên dùng thận trọng
- Những người đi tiểu nhiều, táo bón, không có thấp nhiệt, thận hư, dương khí hạ giáng thì không nên dùng
- Người sử dụng mã đề cần kiêng các chất kích thích; gây nóng như rượu bia, cà phê, các loại gia vị nóng.
Xem thêm : Giải đáp thắc mắc : Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không ?
Thuốc nam chữa viêm đường tiết niệu – Hoa kim ngân
Kim ngân hoa còn gọi Nhẫn đông hoa. Đây là một cây thuốc quý loại dây leo, thân có thể dài đến 9-10m, rỗng, có nhiều cành. Lúc non mầu xanh, khi già mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài, phiến lá rộng 1,5 – 5cm, dài 38cm. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung.
Nước hoa kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh với tụ cầu khuẩn; vi khuẩn thương hàn; trùng lỵ Shiga; tụ cầu vàng; liên cầu khuẩn dung huyết; phế cầu khuẩn; trực khuẩn lỵ; trực khuẩn ho gà; trực khuẩn thương hàn; trực khuẩn mủ xanh; não cầu khuẩn; trực khuẩn lao ở người; cùng với các loại nấm ngoài da, spirochete, virut cúm.
Bên cạnh đó, các thành phần hoa shocj trong hoa kim ngân còn có tác dụng: Chống viêm;làm giảm chất xuất tiết; giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu; Làm hạ cholesterol trong máu; Tăng bài tiết dịch vị và mật; Tác dụng thông tiểu tiện;
Trong y học cổ truyền, Hoa kim ngân có vị ngọt tính hàn (lạnh), không độc, vào 4 kinh: Phế; Vị; Tâm; Tỳ có năng lực giải độc thanh nhiệt. Được dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ, giang mai. Uống lâu nhẹ người tăng tuổi thọ. Đặc biệt hơn nữa, hoa kim ngân còn được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu.
Cách dùng: Hoa kim ngân hoặc dây kim ngân 20 g; cam thảo 10g. Đem sắc với 1000ml nước. Sau đó đun sôi trong vòng từ 15-20 phút, để nguội, dùng thay nước uống hàng ngày.
Lưu ý: Những người tỳ vị hư han không có nhiệt độc không nên dùng.
Râu ngô – vị thuốc nam điều trị viêm đường tiết niệu
Trong đông y, râu ngô được biết đến như một loại thuốc tự nhiên có tên là ngọc mễ tu. Những loại râu ngô có sợi dài, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt.
Râu ngô có vị ngọt, tính bình, là một loại thuốc hỗn hợp của rất nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên. Có tác dụng là chống oxy hóa tốt hơn bất cứ loại thuốc bổ nào.
Thành phần râu ngô bao gồm: vitamin A; K;B1, B2, B6; H;C;PP; các flavonoid; axit pantothenic; isotol; saponin; steroid; dầu béo; tinh dầu…. Ngoài ra râu ngô còn chứa nhiều chất khoáng, giàu muối kali, có nhiều đường, lipid, tanin, allatoin.
Tác dụng của râu ngô:
- Tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
- Làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu, làm máu chóng đông.
- Giúp lợi tiểu trong các bệnh về thận.
- Làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphate, carbonat.
- Có thể cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung.
- Tốt cho người bị phù có quan hệ đến bệnh tim.
Từ xa xưa, y học đã áp dụng râu ngô để chữa bệnh viêm đường tiết niệu.
Cách dùng: Cho 10 gam râu ngô vào 200 ml nước sôi đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm. Hoặc lấy 10 g râu ngô cho vào 300 ml nước đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút. Người bệnh dùng trước bữa ăn khoảng 3 – 4 giờ.
Dùng 50 g râu ngô, 30 gam lá mã đề rửa sạch cho vào nồi thêm nước rồi đun sôi kỹ. Sau đó cho thêm 20 g đường trắng vào khuấy đều. Người bệnh chia thành 3 lần uống trong ngày lúc đói.
Lưu ý: Nếu sử dụng râu ngô trong một thời gian dài không có tác dụng. Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị.
Thuốc nam chữa viêm đường tiết niệu – Rau ngót
Rau ngót hay còn gọi là rau bù ngọt; rau bồ ngót; rau tuốt. Đây là một loại rau phổ biến trong các bữa ăn của mọi gia đình người Việt.
Trong rau ngót có lượng đạm cao, giàu chất vôi, nhiều sinh tố C và sinh tố K. So với các loại rau quả khác, lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, ổi…..Đặc biệt, là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen; vận chuyển chất béo; điều chỉnh nồng độ cholesterol; và miễn dịch.
Vì thế, rau ngót còn được biết đến là một vị thuốc trong việc điều trị các bệnh lí. Nhất là bệnh viêm đường tiết niệu. Người bệnh chỉ cần lấy một nắm lá rau ngót, đem rửa sạch rồi giã nát lấy dịch cốt. Sau đó đem dịch cốt này phơi sương đêm rồi chia làm 2 đến 3 lần uống hết trong ngày.
Lưu ý: Rau ngót có thể gây xảy thai vì thế bà bầu bị viêm đường tiết niệu không nên sử dụng rau ngót. Ngoài ra, trong rau ngót còn chứa một số hợp chất gây mất ngủ; cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho. Vì thế, người bệnh không nên sử dụng rau ngót vào buổi tối hoặc lạm dụng dịch cốt rau ngót quá nhiều.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam – Rau diếp cá
Khi bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, các bạn không nên bỏ qua rau diếp cá. Rau diếp cá có tên khoa học là Houttuynia Cordata Thumb. Là loại rau nhỏ, ưa chỗ ẩm ướt để mọc, có rễ nhỏ, thân đứng.
Trong dân gian còn gọi là rau giấp cá hay ngư tinh xảo (Đông Y). Nhiều người biết đến rau diếp cá như một gia vị của món ăn, làm tăng thêm mùi vị món ăn.
Theo Đông Y: tác dụng của rau diếp cá có tính hơi lạnh, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, sát trùng…rau diếp cá còn là một vị thuốc chữa bách bệnh, trong đó có bệnh viêm đường tiết niệu.
Bạn có thể giã nát 20g diếp cá, 40g rau má; 40g rau mã đề rồi lọc lấy nước trong, ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày. Bạn cũng có thể sử dụng rau diếp cá kết hợp hạt mã đề và kim tiền thảo để chữa bệnh viêm đường tiết niệu. Chuẩn bị 60g diếp cá, 15g hạt mã đề cùng 30g kim tiền thảo. Đem 3 vị thuốc trên để sắc lấy nước uống hàng ngày. Có thể thay nước trắng để uống.
Các vị thuốc nam khác điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Ngoài các vị thuốc nam nêu trên. Các bạn có thể sử dụng rễ cỏ tranh, rau má, lá nhọ nồi quả ké đầu ngựa…để chữa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cho mình.
- Rau má có tính mát, là một trong những cây thuốc nam trị nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả. Các bạn lấy một nắm rau má ta, rau mã đề cùng một khúc mía, rửa sạch. Sau đó, đem ép tất cả các loại thảo dược vừa nêu cùng với khúc mía để lấy nước uống trong ngày. Nên uống liên tục từ 5 – 7 ngày để thấy được tác dụng của thuốc.
- Rễ cỏ tranh có vị cam hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết sinh tân. Nên được sử dụng trong các bài thuốc nam trị viêm đường tiết niệu.
Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh 20g; Rau dấp cá 20g; Đinh lăng 20g; Hương nhu 16g; Kim tiền thảo 20g; Tang diệp 16g; Kim ngân 20g; Rau má 20g. Tất cả các nguyên liệu này đem rửa sạch, cho vào nồi rồi đổ nước đun sôi ký. Có thể sử dụng thay nước lọc hàng ngày.
Lưu ý: Không phải tất cả mọi bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu đều sử dụng các vị thuốc nam nêu trên cho kết quả cao. Vì thế, nếu người bệnh sử dụng các vị thuốc trên trong 1 khoảng thời gian dài mà không thấy hiệu quả. Các bạn nên ngưng sử dụng, đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.
Hi vọng với những thông tin mà bài viết trên vừa chia sẻ. Các bạn đã có được lời giải cho thắc mắc chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam có hiệu quả hay không?. Qua đây các bạn đã có thêm hiểu biết về các vị thuốc nam trong việc chữa viêm đường tiết niệu.
Xem thêm bài viết tại Hoanluu Blog Hoanluu.com