Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là gì ? Nguyên nhân , triệu chứng và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh gì. Bé 6 tháng tuổi bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không. Kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ như thế nào. Trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu điều trị ra sao.Chăm sóc thế nào?… Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây. Quý phụ huynh hãy cùng tìm hiểu nhé !

KIẾN THỨC CHUNG VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM

Viêm đường tiết niệu là bệnh lí có thể bắt gặp ở cả nam và nữ giới. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn, trẻ em cũng có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao. Trong đó, các bé gái thường chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với các bé trai. Do niệu đạo  của bé gái ngắn và ở gần hậu môn hơn nên dễ bị nhiễm trùng, và trong dịch tiền liệt tuyến có chất diệt khuẩn.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ nếu như cha mẹ không sớm phát hiện sớm, và điều trị kíp thời. Bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé.

Vậy viêm đường tiết niệu ở trẻ em là gì. Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm của bệnh ra sao. Phần tiếp theo đây sẽ lí giải để quý phụ huynh được rõ.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh gì ?

Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu. Đây là bệnh lí thường gặp ở trẻ em, bệnh chỉ đứng sau các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đường tiết niệu. Trong đó, các loại vi khuẩn như : E.coli, virus, nấm… được coi là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh lí này. Ngoài ra, viêm đường tiết niệu ở trẻ em còn do:

nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là bệnh gì ? 1 số nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở trẻ em bạn nên biết

  • Do dị dạng đường tiểu thường gặp ở bé trai khi phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lại, lỗ tiểu nhỏ. Khi đi tiểu, nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng.
  •  Có thể là do trẻ ngồi lê la dưới đất khiến vi khuẩn xâm nhập.
  • Do vệ sinh vùng kín cho trẻ nhỏ không đúng cách.
  • Do sự  thiếu hiểu biết của các bậc cha mẹ trong việc sử dụng tã giấy.

Bệnh nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ sẽ dân làm hỏng bàng quang; niệu quản; rồi tàn phá thận. Nếu bệnh tái phát nhiều lần sẽ làm hỏng thận, khiến thận của trẻ có thể bị teo đi hoặc trẻ bị suy thận.

Đặc biệt với những bé trai, các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu còn khiến trẻ bị viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính. Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của bé sau này.

Do đó, ngay khi thấy trẻ nhỏ có các dấu hiệu dưới đây. Quý phụ huynh không được chủ quan bỏ qua. Cần đưa trẻ đi thăm khám sớm nhé!

Xem thêm6 Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới bạn nên biết

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của trẻ nhỏ. Có khi là trẻ 1 tuổi, trẻ 2, 3 tuổi, thậm chí là trẻ vài tháng tuổi. Đây là độ tuổi trẻ vẫn chưa biết nói hoặc  nhận thức được mọi thứ xung quanh để diễn tả bằng lời cho dù đang bị bệnh viêm đường tiết niệu.

Bên cạnh đó bệnh lại thường diễn biến âm thầm kín đáo. Nên các bậc phụ huynh lại càng khó phát hiện trẻ bị mắc bệnh.

Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững các dấu hiệu của bệnh để đưa con đi khám và điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng nguy hại có thể xảy ra.

dấu hiệu nhân biết viêm đường tiết niệu ở trẻ em

dấu hiệu nhân biết viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Thường khi bị trẻ mắc bệnh viêm đường tiết niệu trẻ em thường có các dấu hiệu-triệu chứng sau:

  • Trẻ có thể bị sốt nhẹ  hoặc có khi sốt cao, sốt kéo dài.
  • Trẻ  biếng ăn
  • Hay quấy khóc
  • Bị rối loạn tiêu hóa như nôn hoặc tiêu chảy.
  • Khi đi tiểu trẻ em thường khóc do bị đau khi đi tiểu gây ra
  • Các trẻ trai lớn có động tác sờ vào chim do khó chịu, đau khi đi tiểu.
  • Trẻ có biểu hiện đái dắt, đái buốt, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn. Ở trẻ càng lớn thì hiện tượng đái buốt, đái dắt càng rõ nét hơn do trẻ đã nhận biết được, kêu đau khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có màu đục.

Lưu ý : Nếu phụ huynh thấy trẻ có dấu hiệu quấy khóc khi đi tiểu, thường xuyên bị nôn hoặc tiêu chảy. Quý phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay. Nếu để lâu các dấu hiệu trên sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khiến cho việc điều trị về sau gặp nhiều khó khăn. Nếu quý phụ huynh chưa có thời gian đưa trẻ đi khám, có thể đặt câu hỏi: Tại Đây. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn miễn phí giúp bạn.

Xem thêm7 cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam hiệu quả tốt nhất !

Bé 6 tháng tuổi bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không ?

Bé 6 tháng tuổi bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không. Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?. Đây là vấn đề được rất nhiều quý phụ huynh quan tâm và tìm hiểu.

Theo các chuyên gia: Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng của trẻ nhỏ.

Bởi, nhiễm khuẩn sẽ lan từ bàng quang lên gây tổn thương thận, viêm đài bể thận. Nguy hại hơn, nó có thể làm giảm vĩnh viễn chức năng thận. Khiến trẻ có thể đái ra máu và bệnh còn làm viêm nhiễm ở các cơ quan khác trong cơ thể của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn khiến trẻ nhỏ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:

  •  Bị viêm thận hoặc bể thận cấp
  • Bị áp xe quanh thận
  • Có thể bị nhiễm trùng huyết
  • Hoặc bị  suy thận cấp.

Vì thế, các bậc phụ huynh không nên chần chừ trong việc đưa trẻ nhỏ đi thăm khám. Với trẻ nhỏ vẫn đang còn bú sữa mẹ, các bậc phụ huynh tích cực cho con bú làm nhiều lần trong ngày để trẻ thường xuyên đi tiểu. Khiến các vi khuẩn gây bệnh sẽ bị đào thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, mẹ phải vệ sinh và lau chùi đúng cách cho bé. Lau từ trước ra sau và lau khô, thay tã cho trẻ ngay để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.

Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ như thế nào ?

Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ như thế nào? Còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh của trẻ nhỏ.

Hiện nay, bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh được các bác sĩ chỉ định có công dụng là diệt vi khuẩn gram âm. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.

Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ như thế nào ?

Thực tế, để điều trị và vô khuẩn hóa nước tiểu nhanh chóng, ngăn ngừa sẹo. Các bác sĩ thường chỉ định điều trị bệnh cho nhỏ bằng các loại kháng sinh ít tiền, ít độc cho trẻ mà vẫn hiệu quả như:

  • Thuốc Amoxicillin : 50mg/kg/ngày chia 3 lần uống hoặc tiêm
  • Thuốc Bactrim (Sulfamethoxazole) : uống 20-30mg/kg/ngày
  • Thuốc Trimethoprim uống hoặc tiêm  2 lần mỗi ngày với liều lượng từ 4-6mg/kg/ngày.
  • Cephalosporin IG (Cephalexine) 50mg/kg/ngày chia đều 3 lần.
  •  Augmentin (Amoxicillin+Ac.Clavulanique) 50mg/kg/ngày chia đều 2 lần, uống trong vòng 7-10 ngày.

Riêng với trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng. Cần phải kết hợp 2 loại kháng sinh tiêm cho trẻ trong khoảng thời gian là 3-5 ngày để có thể đạt nồng độ cao ở thận. Thời gian điều trị là 15 ngày và tối thiểu là 10 ngày.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể cấy nước tiểu khoảng 3 tháng/lần trong 2 năm. Hoặc có thể lựa chọn các loại kháng sinh như:

  • Cephalosporin 3G (Cefotaxime, Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin tiêm phối hợp với Aminoside (Gentamycin)
  • Cefotaxime (Claforan): 50-100mg/kg/ngày chia 3 lần tiêm
  •  Ceftriaxone(Rocephin): 50mg/kg/ngày chia 3 lần và Gentamycin: 2mg/kg/ngày chia 2 lần tiêm.

Lưu ý: Sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao. Phụ huynh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối quý phụ huynh không được mua thuốc về nhà cho trẻ nhỏ điều trị. Tránh những biến chứng nguy hại mà thuốc có thể gây ra. Đồng thời còn khiến bệnh tình của trẻ nhỏ ngày một nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Chăm sóc trẻ bị viêm đường tiết niệu như thế nào ?

Để phòng tránh và hạn chế sự tái phát của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ. Ngoài việc quý phụ huynh tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh. Các bậc phụ huynh cần:

  •  Vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ nhỏ bằng cách: thường xuyên thay bỉm cho trẻ, nhất là sau khi đi đại tiện. Để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang đường tiết niệu của trẻ. Nên vệ sinh từ trước về sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ tiểu, nhất là đối với bé gái.
  • Phụ huynh cần theo dõi và quan sát mỗi lần bé đi tiểu. Nếu thấy nước tiểu có mùi hôi, màu đục thì đây là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Lúc này phụ huynh cần đưa trẻ nhỏ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
  • Tập cho trẻ thói quen tự đi tiểu, tránh để bé đái dầm.
  • Cho trẻ uống nhiều nước mối ngày, nhất là vào buổi sáng, hạn chế uống nhiều nước vào buổi chiều và buổi tối. Điều này sẽ giúp bé tránh bị cô đặc nước tiểu.
  • Cần bổ sung thêm rau xanh và hoa quả tươi vào bữa ăn hàng ngày của bé để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Bài viết trên đây đã giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Hi vọng qua bài viết này quý phụ huynh có thêm kiến thức bổ ích trong việc phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu cho trẻ nhỏ.



Xem thêm bài viết tại Hoanluu Blog Hoanluu.com
  • Tag: 
DMCA.com Protection Status Nguồn tham khảo kiến thức sức khỏe , y tế : 2bacsi phòng khám nha khoa singae